Khám phá nét đẹp văn hóa ẩm thực dân tộc Mường
Đối với nhiều người, khi nhắc đến văn hóa ẩm thực dân tộc Mường là không thể không nhắc đến câu nói quen thuộc “cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới”. Nền ẩm thực được xây dựng trên nét đẹp dân giã, đơn giản và mang đậm hương vị núi rừng do ảnh hưởng của phong tục tập quán, truyền thống canh tác.
Cơm nếp đồ - văn hóa ẩm thực dân tộc Mường
Với tính chất canh tác đặc trưng là nền nông nghiệp lúa nước, cơm nếp đồ như trở thành linh hồn của nền ẩm thực dân tộc Mường. Không chỉ mang giá trị ẩm thực cao, cơm nếp đồ còn là món ăn được người dân nơi đây dùng để bày tỏ lòng biết ơn, cảm tạ với đất trời và cầu mong mưa thuận gió hòa.
Thân cây cọ được khoét rỗng hoặc cây bương (theo tiếng gọi địa phương) thường được người dân tộc Mường chọn làm đồ để nấu cơm nếp. Tùy thuộc vào sở thích, đồ có nhiều kích thước khác nhau, tuy nhiên phải đảm bảo nấu được hai đến ba cân gạo một mẻ. Với cách chế biến này, cơm nếp vẫn giữ lại được giá trị dinh dưỡng, hương vị thơm ngon của gạo.
Sau khi cơm được nấu chín sẽ được cho vào thúng hoặc nia và để cho nguội. Với cách làm độc đáo này, cơm sẽ được độ dẻo, không bị nát và khô đều, ăn có vị đặc trưng. Bằng đôi tay khéo léo của mình, nhiều người Mường còn sử dụng thêm các loại nước ép từ thân cây cỏ để làm món ăn thêm phần đặc sắc.