Thực hiện thông báo số 111/TB-UBND ngày 09/8/2021, kết luận của đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện tại hội nghị chuyên đề về cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số trên địa bàn huyện Nho Quan
Ngày 05 tháng 8 năm 2021, UBND huyện tổ chức Hội nghị trực tuyến chuyên đề về cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số trên địa bàn huyện Nho Quan. Đồng chí Đinh Văn Trang, Phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì Hội nghị; cùng dự có các đồng chí đại diện lãnh đạo, chuyên viên các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện; Lãnh đạo UBND, công chức: Tư pháp, Lao động-TB&XH; Địa chính - Môi trường, Văn phòng HĐND&UBND, Công an các xã, thị trấn. Sau khi nghe báo cáo thực hiện các nhiệm vụ trong tuần và các ý kiến phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện kết luận:
Trong thời gian qua, mặc dù cơ sở vật chất, trang thiết bị còn gặp nhiều khó khăn, Song công tác cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử trên địa bàn huyện đã được các cấp từ huyện đến xã quan tâm chỉ đạo và đạt kết quả nhất định: Đa số hồ sơ giải quyết TTHC được cập nhật trên hệ thống một cửa điện tử, trong đó tỷ lệ hồ sơ áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 đạt 23,9%; sử dụng có hiệu quả Hệ thống quản lý văn bản điều hành; xếp loại chỉ số cải cách hành chính nhiều năm đều đứng ở vị trí thứ 2 và thứ 3 so với các huyện, thành phố trong tỉnh. Tuy vậy, trong quá trình triển khai, thực hiện, còn một số tồn tại, hạn chế, đó là:
- Một số xã tổng hợp, niêm yết danh mục TTHC thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết tại Bộ phận một cửa chưa đầy đủ; có xã cập nhật danh mục thủ tục mới ban hành còn chậm, muộn; còn niêm yết những quyết định đã hết hiệu lực. Chủ yếu các hồ sơ giải quyết TTHC được tiếp nhận bằng hồ sơ giấy; chưa Scan hồ sơ lên hệ thống một cửa điện tử; cá biệt có công chức chưa cập nhật hoặc cập nhật thiếu hồ sơ đã tiếp nhận và giải quyết lên Hệ thống. Tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến tăng so với cùng kỳ năm trước, song vẫn chưa đảm bảo tiêu chí quy định.
- Một số cơ quan, đơn vị xem và xử lý văn bản chậm, có những văn bản đến hạn nộp mới được lãnh đạo xử lý. Một số công chức tỷ lệ xem văn bản đến thấp (dưới 75%). Tỷ lệ sử dụng chữ ký số chưa đạt theo yêu cầu đề ra, cá biệt còn có cơ quan, đơn vị gửi văn bản không qua hệ thống mặc dù văn bản đó không mang mức độ mật.
- Số lượng tin bài của Trang TTĐT cấp huyện chưa nhiều, nội dung chưa phong phú; các phòng chuyên môn chưa thực hiện nghiêm quy chế hoạt động của Ban biên tập (mỗi tháng, mỗi cơ quan chuyên môn ít nhất 01 bài); công tác 2 kiểm duyệt của Phó ban biên tập chưa đảm bảo quy trình theo quy định, có những bài chỉ có thao tác chuyển tiếp từ người viết đến bộ phận đăng tin bài qua Email, không sửa, không ký duyệt. Trang thông tin điện tử của các xã, thị trấn số lượng tin, bài ít; có xã còn sử dụng dữ liệu không phù hợp với địa phương mình.
- Số lượng hội nghị tổ chức dưới hình thức trực tuyến còn ít. Do có sự điều chuyển, thay đổi phân công nhiệm vụ, một số công chức phụ trách kỹ thuật tại phòng họp trực tuyến ở một số xã chưa được tập huấn nên sử dụng các thiết bị còn lúng túng, ảnh hưởng đến chất lượng Hội nghị.
- Chưa áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong sự tương tác giữa địa phương, doanh nghiệp và ngược lại. Một số văn bản chỉ đạo của huyện, của xã chưa đến kịp thời các doanh nghiệp; một số thông tin về doanh nghiệp chưa thể hiện trên các trang thông tin của địa phương. Chưa phát huy hết hiệu quả của các dịch vụ Internet áp dụng trong công việc.
- Một số cán bộ, công chức, viên chức chưa nhận thức đúng về hiệu quả của chuyển đổi số, chưa tích cực tham gia các nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động chuyển đổi số; hiệu quả tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp và người dân còn hạn chế; đại bộ phận người dân không có máy tính; mặc dù người dân có điện thoại Smartphone nhưng việc phát huy hiệu quả của điện thoại vào các nhiệm vụ chuyển đổi số chưa nhiều.
- Nơi làm việc, trang thiết bị tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một số xã; trang thiết bị tin học phục vụ công việc của cán bộ, công chức ở một số xã còn thiếu, chưa đảm bảo yêu cầu; một số máy tính đã hết hạn sử dụng, cấu hình thấp; còn 22 xã chưa có hệ thống camera an ninh và camera giám sát hoạt động tại Bộ phận một cửa. Tất cả các xã chưa có hệ thống lấy số tự động, hệ thống đánh giá mức độ hài lòng của người dân, bảng niêm yết TTHC điện tử, máy quét mã vạch. Để thực hiện có hiệu quả công tác cải cách TTHC, xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số trong thời gian tới, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện đề nghị các phòng chuyên môn, UBND các xã, thị trấn khẩn trương thực hiện nghiêm túc một số nội dung chủ yếu sau:
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo:
- Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và của huyện về cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số. Coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ chung của cơ quan, đơn vị.
- Nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.
- UBND các xã, thị trấn kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử; Ban biên tập Trang thông tin điện tử; xây dựng Quy chế hoạt động của Ban biên tập Trang thông tin điện tử; kế hoạch xây dựng chính quyền điện tử chuyển đổi số.
- Tổ chức Hội nghị chuyên đề cấp xã, chuyên đề theo lĩnh vực của các Phòng chuyên môn để đánh giá kết quả triển khai thực hiện công tác cải cách 3 TTHC, xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số; trong đó đặc biệt quan tâm đánh giá những tồn tại, hạn chế trên tất cả các lĩnh vực; chỉ ra nguyên nhân tồn tại, hạn chế; rút kinh nghiêm với những cá nhân chưa thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao; trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ được giao, đề ra những giải pháp triển khai thực hiện cho phù hợp với cơ quan, đơn vị.
2. Triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số:
- Sử dụng hiệu quả Hệ thống một cửa điện tử trong giải quyết TTHC; thực hiện nghiêm túc Công văn 256 ngày 01/3/2021 của UBND huyện về quy trình tiếp nhận hồ sơ TTHC, tuyệt đối không có lý do không làm được. Thực hiện nghiêm túc quy trình nội bộ, giải quyết TTHC đảm bảo thời gian quy định.
- Thực hiện nghiêm quy trình xem và xử lý văn bản đến. Yêu cầu 100% văn bản đi phải được ký số và gửi trên Hệ thống quản lý văn bản điều hành (trừ văn bản mang mức độ mật).
- Giao Văn phòng tổng hợp kết quả xem và xử lý văn bản, số lượng văn bản đi trên hệ thống quản lý văn bản điều hành, kết quả giải quyết TTHC thông qua Hệ thống một cửa điện tử của các cơ quan, đơn vị vào ngày 25 hằng tháng. Tham mưu UBND huyện các biện pháp xử lý đối với các trường hợp vi phạm hoặc không thực hiện nhiệm vụ dược giao.
- Cập nhật đầy đủ các thông tin trên Trang Thông tin điện tử, nhất là thông tin giới thiệu về địa phương; cơ cấu, tổ chức bộ máy; công khai tài chính ngân sách; các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; các bài tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương. Các phòng chuyên môn của huyện phải thực hiện nghiêm túc quy chế của Ban biên tập trang TTĐT của huyện, mỗi tháng phải có ít nhất 01 bài đăng lên Trang thông tin điện tử của huyện. Giao Phòng Văn hóa – Thông tin chủ trì, phối hợp với Viettel Ninh Bình hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện; tổng hợp kết quả thực hiện vào ngày 25 hằng tháng.
- Sử dụng có hiệu quả Hệ thống Truyền hình hội nghị; lựa chọn phòng họp, vị trí đặt Camera phù hợp; phân công công chức có năng lực về tin học phụ trách Hệ thống truyền hình hội nghị của đơn vị.
- Áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong sự tương tác giữa địa phương, doanh nghiệp và ngược lại. Phát huy hiệu quả của các mạng xã hội như Facebook, Zalo trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Tuyên truyền, chuyển đổi nhận thức về chuyển đổi số:
- Nâng cao nhận thức về hiệu quả của chuyển đổi số; tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức tích cực tham gia các nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động chuyển đổi số
- Tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp và người dân; hướng dẫn người dân sử dụng điện thoại Smartphone vào các công việc như nộp hồ sơ giải quyết TTHC bằng hình thức trực tuyến; xem tin, bài trên Trang trang thông tin điện tử; cài đặt nhóm Zalo để trao đổi thông tin theo nhóm nhiệm vụ; cài đặt và sử dụng các phần mềm thông dụng khác như: khai báo y tế, theo dõi sức khỏa y tế …
4. Phát triển hạ tầng, nền tảng số phục vụ chuyển đổi số:
- Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đảm bảo về diện tích, số bàn làm việc, máy tính, máy in, máy Scan ...
- Đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật về tin học (máy tính, máy in, hệ thống camera, hệ thống mạng Internet …)
- Đảm bảo tốc độ đường truyền, cần tính toán đến gói cước thuê bao phù hợp.
- Đầu tư lắp đặt hệ thống camera giám sát hoạt động tại bộ phận một cửa
5. Một số lĩnh vực khác:
- Chỉ đạo trạm Y tế cập nhật hồ sơ theo dõi sức khỏe người dân trên phần mềm theo dõi sức khỏe; hướng dẫn người dân định kỳ bổ sung thông tin về sức khỏe lên hồ sơ theo dõi sức khỏe của cá nhân. Giao Phòng Y tế chủ trì, phối hợp với Trung tâm Y tế hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc; tổng hợp kết quả thực hiện vào ngày 25 hằng tháng.
- Tăng số lượng các điểm khai báo y tế điện tử; Yêu cầu tại trụ sở các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, yêu cầu các cá nhân đi qua điểm khai báo thì phải khai báo y tế. Giao Phòng Văn hóa – Thông tin chủ trì, phối hợp với Huyện đoàn hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc; tổng hợp kết quả thực hiện vào ngày thứ sáu hằng tuần.
Trên đây là kết luận của đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện tại Hội nghị trực tuyến chuyên đề về cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số trên địa bàn huyện. UBND huyện thông báo đến các cơ quan, đơn vị biết và khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc./.