CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ CÚC PHƯƠNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới"

Sáng 5/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới". Đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị về

Các đại biểu dự hội nghị.

Cùng dự có đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, Báo Ninh Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh; Thường trực các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc; đại diện các tập thể, cá nhân được khen thưởng…

Tại hội nghị, đồng chí Bùi Mai Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã trình bày báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23. 

Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị về Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới

Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bùi Mai Hoa trình bày báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23. 

 

Báo cáo khẳng định: Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành, tổ chức thực hiện nhiều văn bản chỉ đạo, cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện, đẩy nhanh sự phát triển của văn học, nghệ thuật.

Trong giai đoạn 2015- 2020, kinh phí chi cho sự nghiệp văn hóa chiếm 3,37% tổng chi ngân sách toàn tỉnh; giai đoạn 2021- 2025, kinh phí chi đầu tư cho các công trình, dự án văn hóa chiếm 20% tổng nguồn kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh, đạt mức cao trong cả nước. 

Công tác tuyên truyền triển khai thực hiện Nghị quyết số 23 được coi trọng. Trong đó, Báo Ninh Bình, Đài PT-TH tỉnh đã thường xuyên tuyên truyền, phản ánh đậm nét các hoạt động về văn học, nghệ thuật, góp phần giữ gìn và phát huy sắc thái văn hóa địa phương và quảng bá hình ảnh đất và người Ninh Bình đến bạn bè trong và ngoài nước.

Hoạt động văn học, nghệ thuật có bước phát triển mới, hài hòa giữa nghệ thuật chuyên nghiệp và nghệ thuật quần chúng, đáp ứng đa dạng nhu cầu tinh thần của người dân. Số lượng các tác phẩm văn học, nghệ thuật tăng, chất lượng tư tưởng và giá trị nghệ thuật của các tác phẩm có nhiều tiến bộ, có những tác phẩm đạt các giải cao, có uy tín ở trong nước, khu vực và thế giới.

Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị về Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới

Chương trình văn nghệ tại hội nghị tổng kết.

Trong 15 năm đã có 225 tác giả, tác phẩm của các hội viên của Hội VHNT tỉnh được UBND tỉnh tặng giải thưởng Văn học nghệ thuật Trương Hán Siêu. Các hội viên của Hội VHNT tỉnh tích cực tham gia hưởng ứng các cuộc vận động sáng tác, cuộc thi do Trung ương, các tỉnh phát động và đạt được nhiều giải thưởng, trung bình mỗi năm đạt được gần 200 giải thưởng trong nước và quốc tế. 

Cũng trong 15 năm qua, nhiều công trình văn hóa, nghệ thuật phục vụ hoạt động biểu diễn, phổ biến tác phẩm văn học, nghệ thuật được đầu tư xây dựng. Các cấp ủy, cơ quan, đơn vị đã quan tâm công tác bảo tồn, khôi phục, phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống của địa phương. Hầu hết các địa phương đã thành lập các câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống của cấp huyện và cơ sở, như: hát chèo, hát xẩm, hát văn, ca trù và các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian, truyền thống. 

Tổ chức, hoạt động của Hội VHNT tỉnh thường xuyên được củng cố, kiện toàn. Đội ngũ văn nghệ sĩ được rèn luyện, bồi dưỡng, có bản lĩnh chính trị, thể hiện được tâm huyết, trách nhiệm của người nghệ sỹ. Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động văn học, nghệ thuật có nhiều chuyển biến tích cực, chú trọng việc cụ thể hóa thành cơ chế, chính sách, kế hoạch, quy hoạch cụ thể. 

Hoạt động văn học, nghệ thuật ngày càng phát huy được vị trí, vai trò tham gia xây dựng môi trường văn hóa, nghệ thuật lành mạnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tham luận tại hội nghị, nhiều đại biểu khẳng định và làm rõ hơn những kết quả đã đạt được, chia sẻ những khó khăn, thách thức đối với phát triển văn học, nghệ thuật hiện nay. Đồng thời kiến nghị, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp mang tính đột phá trọng tâm để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 23 trong thời gian tới. 

Trong đó, nhiều đại biểu cho rằng cần tiếp tục đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của Tỉnh ủy về văn hóa con người nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng; nâng cao chất lượng công tác tham mưu, quản lý Nhà nước về văn hóa, văn học nghệ thuật; xây dựng các sản phẩm du lịch, văn hóa, nghệ thuật đáp ứng nhu cầu của du khách, góp phần phát triển du lịch; tiếp tục bồi dưỡng, chăm sóc tài năng gắn với gìn giữ, phát huy sắc thái văn hóa trong sáng tác văn học nghệ thuật; chú trọng bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống, văn nghệ quần chúng ở cơ sở.

Nhân dịp này, 10 tập thể, 15 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết 23 đã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen.

Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị về Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn trao bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Nghị quyết 23.

 

Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị về Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc trao bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Nghị quyết 23.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn ghi nhận, biểu dương những thành tích đóng góp tích cực của văn học, nghệ thuật tỉnh trong thời gian qua; biểu dương những đóng góp và thành tích xuất sắc của các tập thể, cá nhân, những mô hình tiêu biểu trong thực hiện Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Đảng ta xác định nhiệm vụ của văn học, nghệ thuật thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế là phải phát triển toàn diện và mạnh mẽ, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ. Thời gian tới, để thực hiện tốt các nhiệm vụ của văn học, nghệ thuật, đồng chí đề nghị cần tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật nhất là những mục tiêu, định hướng lớn, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. 

Tập trung tuyên truyền, vận động, khuyến khích, hỗ trợ hoạt động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về nội dung, nghệ thuật, bám sát thực tiễn cuộc sống; văn học, nghệ thuật phải chủ động tham gia, quảng bá về lịch sử, truyền thống, văn hóa Ninh Bình. Việc phát triển văn học nghệ thuật phải được thể hiện, tích hợp trong quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội. Tiếp tục kết nối, phân bổ, sử dụng hiệu quả nguồn lực Nhà nước, nguồn lực doanh nghiệp và nguồn lực xã hội hóa cho phát triển văn hóa, văn học nghệ thuật, trong đó đầu tư phải tập trung, tránh dàn trải. 

Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị về Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn phát biểu kết luận hội nghị.

Nhấn mạnh những giá trị văn hóa đặc sắc, riêng có của tỉnh Ninh Bình, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị thời gian tới các cấp, ngành, các địa phương cần tiếp tục coi trọng đầu tư và khôi phục những giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đất Cố đô nghìn năm văn hiến. Đồng thời tiếp tục phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của các tôn giáo, vùng miền, địa phương trong tỉnh.

Quan tâm bồi dưỡng thu hút nguồn nhân lực văn học, nghệ thuật. Đặc biệt là bồi dưỡng nghệ sĩ, nghệ nhân tài năng, có kế hoạch đào tạo năng khiếu và tài năng văn học, nghệ thuật. Coi trọng, nâng cao chất lượng công tác giáo dục thẩm mỹ, các môn văn học, nghệ thuật trong các nhà trường gắn với đổi mới căn bản giáo dục- đào tạo. 

Tăng cường đưa các hoạt động nghệ thuật về cơ sở, đồng thời với phát triển mạnh các hoạt động nghệ thuật quần chúng, nhất là các câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống, các câu lạc bộ nghệ thuật, ban, nhóm nhạc trong thế hệ trẻ, các hoạt động nghệ thuật trong các khu, cụm công nghiệp. 

Thúc đẩy, khuyến khích sáng tác, xây dựng các sản phẩm nghệ thuật đáp ứng nhu cầu thưởng thức, tạo thêm sản phẩm hấp dẫn du khách, nâng thu nhập cho người hoạt động chuyên nghiệp, không chuyên; đồng thời, góp phần tuyên truyền, quảng bá tiềm năng du lịch tỉnh Ninh Bình.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy giao Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì tham mưu tổ chức cuộc gặp mặt của Thường trực Tỉnh ủy với đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức tiêu biểu tỉnh Ninh Bình vào dịp kỷ niệm 1055 năm Nhà nước Đại Cồ Việt.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tin tưởng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý có hiệu quả của chính quyền, đặc biệt là tâm huyết, khát vọng, tài năng, trách nhiệm của đội ngũ văn nghệ sĩ trên địa bàn tỉnh, nền văn học, nghệ thuật của Ninh Bình sẽ có những bứt phá mới trong thời gian sắp tới, góp phần xứng đáng thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam. (Nguồn: Baoninhbinh.org.vn)


Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Slide top
Bình chọn
website hoạt động có ổn định
Thời tiết các vùng
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2
Hôm qua : 54